Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh quốc dân mà chắc chắc các ông sẽ bị ít nhất vài lần trong đời. Cho dù ông có khỏe như voi hay yếu như sên đều khó thoát số kiếp. Bệnh này tuy ít gây nguy hiểm nhưng lại dễ dàng đưa các ông "chìm đắm" trong sự ức chế, thường xuyên rơi vào tình trạng đờ đẫn, mệt mỏi,... nói chung là cực kì khó chịu.

Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Có nguy hiểm không? Chữa có dễ không?... Tất cả những câu hỏi đó, tôi sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

1.1. Khái niệm

Viêm mũi dị ứng hay còn gọi là sốt cỏ khô, là bệnh lý thường gặp liên quan đến đường hô hấp, thường xảy ra khi người bệnh hít phải các tác nhân gây dị ứng: khói, bụi, lông động vật,...

viem mui di ung la gi

Những tác nhân này gọi là dị nguyên và cũng nhờ "công dụng" của nó mà chúng ta sẽ phát sinh các triệu chứng khá là ức chế: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ mắt, ngứa mắt,...

1.2. Phân loại

Có nhiều cách phân biệt viêm mũi dị ứng, nhưng phổ biến nhất là hai loại sau:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Chỉ phát bệnh ở một số thời gian cố định trong năm, đặc biệt là mùa xuân và mùa hè, dị nguyên gây bệnh chủ yếu là phấn hoa.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Có thể phát bệnh bất cứ thời điểm nào trong năm với đủ loại nguyên nhân khác nhau. Dị nguyên không gói gọn trong phấn hoa nữa mà sẽ mở rộng ra: khói bụi, thay đổi thời tiết, hít phải lông động vật,... Tôi thuộc thành phần này các ông ạ, phải nói là bị liên tục.

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân chính thì tôi đã nói ở trên rồi: DỊ NGUYÊN. Khi người bệnh tiếp xúc hoặc hít phải dị nguyên, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại chất tên là Histamin. Chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài nhưng đồng thời cũng chính là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng (tìm hiểu thêm thông tin về Histamin tại đây).

Ngoài ra, còn có một số yếu tố có khả năng thúc đẩy viêm mũi dị ứng:

  • Cơ địa nhạy cảm
  • Ô nhiễm môi trường
  • Thay đổi thời tiết
  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng thuốc
  • ...

3. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

trieu chung viem mui di dung

Biểu hiện bên ngoài của bệnh này khá dễ nhận biết, các ông cứ thấy ai có những hiện tượng dưới đây thì 99% người đó đang mắc bệnh:

  • Hắt hơi liên tục
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Ngứa, nghẹt mũi, khó thở
  • Đỏ mắt, ngứa mắt
  • Tinh thần mệt mỏi, uể oải
  •  ...

4. Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Thật ra đã gọi là bệnh thì chả có thằng nào là không nguy hiểm cả. Bởi vì bệnh nào cũng có thể biến chứng theo chiều hướng phức tạp mà không ai lường trước được. Không điều trị kịp thời thì nhẹ cũng thành nặng thôi.

Viêm mũi dị ứng được đánh giá là loại bệnh khá lành tính. Ở mức độ nhẹ nó không gây nguy hiểm gì cho người bệnh, chỉ khốn nạn ở chỗ nó gây ức chế trong sinh hoạt thôi. Ông nào đang sụt sịt mà ăn đồ cay nóng vào là biết cảm giác liền.

Tuy nhiên, các ông cũng không nên chủ quan vì thằng này hoàn toàn có thể biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm hơn: hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính,... thậm chí là nhiễm trùng mắt, viêm màng não. Kinh chưa?

Do đó, tôi xin mạnh dạn đề xuất các ông nên đi bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng trên để tránh trường hợp xấu xảy ra.

5. Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Theo kinh nghiệm của tôi, trừ những bệnh vô phương cứu chữa thì hầu như bệnh nào cũng có cách chữa :D Các ông chịu khó tìm hiểu trên mạng sẽ thấy vô vàn phương pháp chữa viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị nó "chuyên môn" quá, tôi đọc chẳng hiểu mô tê gì. Mà dù tôi có hiểu và viết ra đây thì đảm bảo các ông cũng chả hiểu.

Vì vậy tôi xin phép chia sẽ cho các ông một số cách chữa viêm mũi dị ứng nhẹ nhàng, dễ hiểu nhưng lại hiệu quả.

5.1. Vua lì đòn

Trong điều kiện bình thường, viêm mũi dị ứng tiến triển trong tầm 7 - 10 ngày sẽ hết. Ông nào nhắm chịu nổi quãng thời gian "tươi đẹp" này thì cứ mạnh dạn chơi lì luôn. Bạn tôi nhiều thằng khỏe như trâu và đặc biệt rất cứng đầu. Bọn nó hầu như chẳng bao giờ chịu thuốc thang gì cả. Đối với mấy loại sổ mũi nghẹt mũi xoàng xĩnh này thì chày cối vài hôm lại khỏe ngay.

Cách này nghe hơi bựa nhưng thật 100% nhé các ông. Tuy nhiên, tôi không khuyến khích cách này lắm. Ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra.

5.2. Thuốc tây

Đây là cách phổ biến nhất và hầu như ông nào cũng thử qua rồi. Tôi thì phải gọi là bậc thầy thuốc tây, nhớ thời "huy hoàng" tôi uống như cơm bữa, giờ nghĩ lại vẫn còn hãi.

chua viem mui di dung bang thuoc tay

Thuốc tây có lợi thế là nhanh gọn, dễ sử dụng, tác dụng tức thì. Nhưng đây là phương pháp mà tôi rất không thích, bởi vì nó có rất nhiều nhược điểm. Có thể liệt kê một số nhược điểm của việc chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây như sau:

  • Khó điều trị tận gốc của bệnh, chỉ có thể giảm triệu chứng tức thời
  • Kén người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em càng phải chú ý
  • Một số tác dụng phụ không mong muốn: đau dạ dày, buồn nôn, uể oải, buồn ngủ,...

Ông nào có thói quen dùng thuốc tây thì nên cân nhắc kĩ nhé, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5.3. Rửa mũi

Rửa mũi là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng "thần thánh" mà tôi đã và đang áp dụng. Dung dịch rửa mũi phổ biến nhất là nước muối sinh lý. Trong nước muối có thành phần kháng khuẩn cao, có tác dụng làm sạch niêm mạc, loại bỏ vi khuẩn, hạn chế hình thành chất nhầy trong mũi, giúp ngăn ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng rất hiệu quả.

rua mui dung cach chua viem mui di dung hieu qua

Ngoài ra, các ông có thể sử dụng các dung dịch khác có chứng năng tương tự. Như tôi thì thỉnh thoảng hay dùng Rohto Nosewash, xịt có mùi bạc hà, cảm giác rất đã.

Một ưu điểm nữa là các ông hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này bất cứ lúc nào, không nhất thiết cứ phải có bệnh mới dùng. Ông bà ta vẫn nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các ông cứ xịt, rữa mũi thường xuyên thì khả năng mắc bệnh sẽ giảm tối đa..

Các ông sẽ quan tâmChữa viêm mũi dị ứng hiệu quả bằng cách… Lấy Vợ?

5.4. Chế độ ăn uống

Hãy nhớ rằng thực phẩm các ông sử dụng hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của viêm mũi dị ứng. Có một số loại thực phẩm sẽ vô tình làm cho bệnh phát triển thêm mà các ông không hề mong muốn. Tôi sẽ liệt kê cho các ông một số loại thực phẩm nên và không nên sử dụng khi mắc bệnh để tham khảo:

Nên dùngKhông nên dùng
  • Rau quả giàu Vitamin C: táo, cam,...
  • Thực phẩm có tính ấm: gừng, hành, tỏi,...
  • Gia vị có tinh dầu: rau mùi, bạc hà, rau thơm,...
  • Các món ăn giàu Omega-3: cá hồi, cá nục,...
  • Đồ ăn cay nóng
  • Các loại hải sản
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
  • Bia, rượu, chất kích thích
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ

5.5. Chế độ sinh hoạt

Đây có thể xem là phương pháp hiệu quả và khoa học nhất. Không chỉ riêng viêm mũi dị ứng mà hầu như bệnh nào cũng thế. Chỉ cần các ông có lối sống lành mạnh, ít nhậu nhẹt, chăm thể dục thể thao, chế độ ăn uống hợp lý,... cơ thể sẽ khỏe mạnh và ít đau bệnh vặt. Còn ông nào lười vận động, bia rượu tẹt ga giống như tôi thì khỏi bàn, kính thưa các loại bệnh luôn.

6. Lời kết

Như vậy là tôi đã khái quát sơ qua cho các ông về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Thật lòng mà nói thì đây chỉ là những kiến thức chung chung thôi. Trên thực tế, bệnh tình còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người nữa. Có thể phương pháp này thích hợp với ông A, nhưng lại kén ông B và ngược lại. Bệnh mà, không ai nói trước được điều gì đâu các ông ạ.

Vì vậy, để biết chính xác bệnh tình của bản thân cũng như phương pháp chữa viêm mũi dị ứng phù hợp, các ông hãy đến bác sĩ để có được những chẩn đoán chuẩn nhất. Chúc các ông sức khỏe dồi dào.

Bài trước
Bài tiếp

0 Comments: