5 bước rửa mũi THẦN THÁNH đánh tan viêm mũi dị ứng

5 bước rửa mũi THẦN THÁNH đánh tan viêm mũi dị ứng

Nếu như nói viêm mũi dị ứng là căn bệnh quốc dân của hàng tỷ người dân trên thế giới thì rửa mũi lại là phương pháp dân gian cổ xưa nhất để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mũi, đặc biệt là viêm mũi dị ứng.

Không phải tự nhiên mà người ta ca ngợi phương pháp này như vậy. Rửa mũi có những ưu thế mà ít có phương pháp nào sánh bằng. Trước khi tìm hiểu cách rửa mũi chuẩn cơm mẹ nấu, tôi sẽ điểm qua cho các ông một số lợi ích của việc rửa mũi trước nhé. Bắt đầu thôi.

rua-mui-dung-cach-chua-viem-mui-di-ung-hieu-qua

1. Lợi ích của rửa mũi

  • Phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp
  • Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập qua đường họng
  • Giúp hệ hô hấp luôn khỏe mạnh
  • Phòng ngừa và làm giảm tỉ lệ tái phát của viêm mũi, viêm xoang và một số bệnh lý đường hô hấp khác
  • Giảm ho, ngủ ngáy, đề phòng cảm cúm
  • ...

2. Các bước rửa mũi đúng cách

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

Đương nhiên rồi, muốn ăn cơm thì phải chuẩn bị bát đũa chứ. Muốn rửa mũi trước tiên các ông phải chuẩn bị một bình chứa. Có khá nhiều loại bình rửa mũi bày bán trên thị trường. Nhưng theo tìm hiểu của tôi thì hai kiểu bình phổ biến nhất là kiểu vòi thẳng và kiểu vòi móc (bình dốc ngược).

Kiểu vòi mócKiểu vòi thẳng
binh-rua-mui-voi-mocbinh-rua-mui-voi-thang
  • Kiểu dáng đẹp, đơn giản
  • Dễ sử dụng
  • Lực bóp nhẹ
  • Áp lực nước ổn định
  • Thương hiệu phổ biến: Pari Montesol, WaterPulse
  • Kiểu dáng đơn giản
  • Dễ sử dụng
  • Lực bóp mạnh hơn
  • Áp lực nước không ổn định
  • Thương hiệu phổ biến: Neimed, Dr Green

Hai loại này đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi thì loại vòi móc tiện lợi và dễ sử dụng hơn. Cái này là quan điểm của tôi thôi nhé. Các ông có thể dùng loại bình nào cũng được, miễn là cảm thấy vừa tay, dễ sử dụng. Hết bệnh mới là quan trọng.

2.2. Dung dịch

Nước muối là dung dịch rửa mũi phổ biến nhất, các ông có thể mua ngoài nhà thuốc hoặc tự pha tại nhà theo công thức. Nhưng theo tôi thì cứ ra mua ngoài nhà thuốc cho chắc, vừa rẻ vừa an toàn, lại nhanh gọn.

Ngoài ra, các ông có thể sử dụng một số loại dung dịch khác có chức năng tương tự. Như tôi thì hay dùng Rohto NoseWash, loại này có kèm theo bình rửa mũi chuyên dụng của nó luôn nên khá tiện.

Rohto NoseWashNước muối sinh lý
dung-dich-rua-mui-rohto-nosewashdung-dich-rua-mui-nuoc-muoi-sinh-ly
  • Có vị bạc hà
  • Kèm theo bình rửa
  • Không bán đại trà
  • Giá thành cao
  • Có vị mặn
  • Phải mua thêm bình rửa
  • Bán đại trà tại các nhà thuốc
  • Giá thành rẻ

2.3. Tư thế

Cúi đầu vào bồn rửa, nghiêng đầu sang trái (hoặc phải) một góc tầm 45 độ để nước mũi có thể dễ dàng thông từ bên này qua bên kia. Lưu ý đừng nghiêng quá khéo nó chảy vào tai dễ gây viêm tai và đặc biệt là đừng ngửa đầu ra sau nhé mấy ông.

tu-the-rua-mui-dung-cach

2.4. Rửa mũi

Đặt miệng bình chứa vào một bên mũi (bên cao hơn nhé), há miệng, bóp bình bằng một lực vừa phải để dung dịch chảy từ mũi này sang mũi kia, tống hết chất nhầy ra ngoài. Xì nhẹ cho dung dịch và nước mũi chảy ra. Sau đó thực hiện thao tác tương tự với đầu mũi còn lại. Trong quá trình rửa mũi chỉ thở bằng miệng thôi nhé mấy cha, thở mũi dễ bị sặc nguy hiểm lắm.

rua-mui-dung-cach

2.5. Làm sạch mũi và dụng cụ

Sau khi đã dùng hết dung dịch rửa mũi cho 2 bên cánh mũi, việc các ông cần làm là xì ra cho hết chất nhầy và dung dịch còn sót lại. Nhớ đừng xì mạnh quá khéo nó lại vào tai nhé. Sau đó thì lau khô mũi miệng, rửa sạch dụng cụ, cất nơi khô ráo để lần sau dùng tiếp thôi. Quá đơn giản.

3. Một số lưu ý khi rửa mũi

3.1. Trẻ em có nên rửa mũi không?

Theo tìm hiểu của tôi thì trẻ em hoàn toàn có thể dùng phương pháp này. Nhưng cách thức và tư thế sẽ khác rất nhiều so với chúng ta. Nên thôi vấn đề này thì tôi xin phép ko nói tới. Bởi vì đây là Blog "người lớn" :D

can-than-khi-rua-mui-cho-tre-em

3.2. Khi nào nên rửa mũi? Tần suất rửa mũi?

Thật ra việc rửa, vệ sinh mũi các ông có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải có bệnh mới sử dụng. Theo kinh nghiệm của tôi thì nên rửa mũi tầm 3 lần/tuần là ổn áp rồi. Ông nào đang bị viêm mũi dị ứng hoặc cảm giác có triệu chứng viêm mũi thì có thể rửa mũi với tần suất cao hơn.

3.3. Sau khi rửa mũi có nên đi nằm?

Thông thường sau khi rửa mũi, dung dịch và chất nhầy trong mũi vẫn chưa được thải ra ngoài hết. Nó sẽ khiến các ông cảm thấy hơi khó chịu, cảm giác mũi bị sụt sịt, nghẹt nghẹt. Nhưng không sao, các ông cứ xì ra ngoài nhẹ nhẹ từ từ, một lát sau nó sẽ hết. Không nên ngửa đầu ra sau hoặc đi nằm, để tránh dung dịch chảy ngược vào họng.

Ông nào có thói quen rửa mũi buổi tối thì nên thực hiện trước khi ngủ tầm 1 tiếng đồng hồ, để đảm bảo dung dịch và nhất nhầy được thải ra ngoài hết trước khi đi ngủ.

3.4. Dung dịch rửa mũi chảy vào họng có sao không?

Trong quá trình rửa mũi, các ông sẽ không tránh khỏi việc dung dịch chảy vào họng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì việc này không gây hại gì nhưng tốt nhất là các ông cứ khạc nhổ ra ngoài để tránh khó chịu. Đó cũng là lý do vì sao tôi khuyến cáo nên rửa mũi trước khi đi ngủ tầm 1 tiếng đồng hồ như đã nói ở trên kia.

3.5 Rửa mũi có gây nghiện không?

Phương pháp rửa mũi này ban đầu sẽ khiến các ông cảm thấy khó chịu. Nhưng về lâu dài, khi quen dần, các ông sẽ khoái. Đôi khi còn đâm ra nghiện không biết chừng. Thật đấy, không đùa đâu.

rua-mui-co-gay-nghien-khong

3.6. Rửa mũi bao lâu thì có hiệu quả?

Vấn đề này rất khó nói, nó phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của các ông. Ông nào bị nặng thì đừng mong hiệu quả tức thời được. Có công mài sắt, có ngày nên kim, ông bà ta đã nói rồi. Các ông cứ kiên trì, ắt thành công. À mà trường hợp ông nào nặng quá thì tốt nhất đi bác sĩ nhé. Rửa mũi nó cũng chỉ là một phương pháp thôi, không phải thuốc tiên đâu.

3.7. Có nên rửa mũi khi đang bị nghẹt, viêm mũi?

Ông nào đang trong tình trạng nghẹt mũi nặng, viêm tai, mới phẫu thuật tai,... thì tốt nhất không nên dùng phương pháp này nhé. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

rua-mui-tri-viem-mui-di-ung

4. Lời kết

Như vậy là tôi đã khái quát cho các ông về các bước rửa mũi đúng cách. Như tôi đã đề cập ở trên, đây chỉ là một trong những phương pháp chữa viêm mũi, không phải là thần dược hay thuốc tiên. Nhưng hiệu quả thì chắc chắn rồi. Tôi là minh chứng sống đây.

Thế nhé, lấy giấy bút ra và ghi lại ngay đi. 5 bước rửa mũi thần thánh đánh tan viêm mũi dị ứng này chính là bí kíp võ công thượng thừa giúp các ông hô hấp khỏe mạnh trong những năm tháng về sau. Xin chào và gửi lời hỏi thăm nhẹ tới cái mũi của các ông.

Bài trước
Bài tiếp

0 Comments: